Tổng Hợp các ngân hàng lớn ở Việt Nam

Danh sách các ngân hàng lớn và ưu tín nhất ở Viêt Nam hiện nay 

Như chúng ta đã biết dịch vụ tài chính – ngân hàng ở Việt Nam ngày càng được phát triển. Điều này thể hiện sự tiến bộ của một đất nước đang ngày càng phát triển và hội nhập toàn cầu với quốc tế. 

Chính vì vậy , danh sách các ngân hàng tốt nhất, uy tín nhất cũng như nhận được sự tin tưởng tử nhiều khách hàng là điều vô cùng  cần thiết 

Danh sách dưới đây giúp các bạn tìm hiểu thêm về các ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam bao gồm các ngân hàng trong nước và các ngân hàng có vốn đầu tư từ nước ngoài ….

Hình ảnh danh sách các ngân hàng của Việt Nam
Hình ảnh danh sách các ngân hàng của Việt Nam
Tên ngân hàng Tên tiếng Anh Tên viết tắt HOTLINE
Ngân hàng Á Châu Asia Commercial Joint Stock Bank ACB 1900 54 54 86
NH TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) Vietnam International and Commercial Joint Stock Bank VIB 18008180
Ngân hàng Tiên Phong Tien Phong Bank TP Bank 1900 58 58 85
Kỹ Thương Việt Nam VietNam Technological and Commercial Joint Stock Bank Techcombank 1900 545413
Việt Nam Thịnh Vượng Vietnam Prosperity Bank VPBank 1900 545 415
Bưu điện Liên Việt Lien Viet Postal Commercial Joint Stock Bank LienVietPostBank 1800577758
Quân đội Military Commercial Joint Stock Bank MB 1900 5454 26
Ngoại thương Việt Nam JSC Bank for Foreign Trade of Vietnam VCB 1900 545413
Công Thương Việt Nam Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade Vietinbank 1900 55 88 68
Đầu tư và Phát triển Việt Nam JSC Bank for Investment and Development of Vietnam BIDV 1900 9247
Ngân hàng An Bình An Binh Bank ABBank 18001159
Hàng Hải Việt Nam Vietnam Maritime Joint – Stock Commercial Bank MSB 1800 59 9999
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Agribank 04.38687913

Chi tiết

1.Ngân hàng Á Châu

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, được gọi tắt là Ngân hàng Á Châu, chính thức đi vào hoạt động kinh doanh ngày 4 tháng 6 năm 1993

Sản phẩm dịch vụ chính

  • Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng
  • Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng
  • Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.
  • Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
  • Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.

 

2. NH TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc tế bắt đầu đi vào hoạt động ngày 18/9/1996, số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng và 23 cán bộ nhân viên. Trụ sở đầu tiên đặt tại số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Năm 2006, triển khai thành công Dự án Hiện đại hóa Công nghệ Ngân hàng

Ngành nghề kinh doanh

  • Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của mọi tổ chức thuộc các thành phần kinh tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam;
  • Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước;
  • Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và của các tổ chức tín dụng khác;
  • Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân; Cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng;
  • Chiếu khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;
  • Thực hiện hoạt động bao thanh toán;
  • Mua bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.

3. Ngân hàng Tiên Phong

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong là một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam được thành lập ngày 05/05/2008 bởi các cổ đông chủ chốt gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Công ty cổ phần FPT, Công ty Tài chính quốc tế, Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam và SBI Ven Holding Pte. Ltd., Singapore

Hoạt động kinh doanh

  • Cá nhân
    • Các sản phẩm thẻ
    • Tài khoản
    • Tiết kiệm
    • Các sản phẩm cho vay
    • Chuyển và nhận tiền
  • Doanh nghiệp
    • Dịch vụ cho vay và tài trợ thương mại
    • Dịch vụ thanh toán trong nước
    • Dịch vụ bảo lãnh
    • Thanh toán quốc tế
    • Dịch vụ quản lý tiền gửi
    • Dịch vụ ngoại hối
    • Dịch vụ thẻ doanh nghiệp

4. Kỹ Thương Việt Nam

Techcombank được thành lập năm 1993, trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển mình từ chế độ kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Tại thời điểm đó, Việt Nam thực hiện nhiều cải cách và đã cho thấy những thay đổi kinh tế ngoạn mục, trong đó nổi bật là tăng trưởng GDP đã tăng gấp hai lần trong thập kỷ trước.

Với số vốn điều lệ ban đầu chỉ 20 tỷ Việt Nam đồng, Techcombank hôm nay đã trở thành ngân hàng lớn hàng đầu về vốn điều lệ. Sự thành công của chúng tôi đến từ chiến lược tập trung giải quyết nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng. Đến nay, Techcombank đã cung cấp nhiều loại sản phẩm, dịch vụ đa dạng cho hơn 6 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam.

Với 1 trụ sở chính, 2 văn phòng đại diện và 314 điểm giao dịch tại 45 tỉnh thành trên cả nước, không chỉ đáp ứng nhu cầu giao dịch ngân hàng thông thường mà còn đảm bảo nhu cầu an toàn tài chính cho người Việt. Năm 2018, trong số 9 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) lớn nhất cả nước, Techcombank là ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ doanh thu ngoài lãi, chi phí trên doanh thu, lợi nhuận ròng trên tài sản, và thu nhập hoạt động trung bình trên mỗi cán bộ nhân viên.

5. Việt Nam Thịnh Vượng

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng là một ngân hàng ở Việt Nam được thành lập ngày 12 tháng 08 năm 1993. Sau 21 năm hoạt động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 6.347 tỷ đồng, phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 7.000 cán bộ nhân viên.

6. Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo quy mô tài sản năm 2019 và là doanh nghiệp đứng thứ 10 trong danh sách 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất năm 2018

7. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, gọi tắt là Ngân hàng Quân đội, viết tắt là MB, là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng. Thời điểm năm 2018, vốn điều lệ của ngân hàng là 21,605 nghìn tỷ đồng, tổng tài sản của ngân hàng năm 2018 là 362,325 nghìn tỷ đồng

Lịch sử

  • Ngày 4 tháng 11 năm 1994, Ngân hàng đi vào hoạt động.[1][7] với thời gian hoạt động là 50 năm. Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng với 25 cán bộ nhân viên.
  • Năm 2000, thành lập 2 thành viên là Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long (nay là Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Quân đội MBS) và Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội (MBAMC).
  • Năm 2003, MB tiến hành cải tổ toàn diện về hệ thống và nhân lực.
  • Năm 2004, là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phần thông qua bán đấu giá ra công chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng.
  • Năm 2005, MB tiến hành ký kết thỏa thuận ba bên với Vietcombank và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) về việc thanh toán cước viễn thông của Viettel và đạt thỏa thuận hợp tác với Citibank.
  • Năm 2006, thành lập Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội (HFM), nay là Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư MB (MB Capital). Triển khai thành công dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin core banking T24 của Tập đoàn Temenos(Thụy Sĩ)
  • Năm 2008, MB tái cơ cấu tổ chức. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức trở thành cổ đông chiến lược.
  • Năm 2009, Ra mắt Trung tâm dịch vụ khách hàng 247.
  • Năm 2010, Khai trương chi nhánh đầu tiêntại nước ngoài (Lào).
  • Năm 2011, Thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HSX) từ ngày 1/11/2011. Khai trương thành công Chi nhánh quốc tế thứ hai tại PhnomPenh – Campuchia. Nâng cấp thành công hệ thống CoreT24 từ R5 lên R10
  • Năm 2019, MB ra mắt logo và bộ nhận diện thương hiệu mới.
  • Năm 2020, MB được vinh danh “Ngân hàng tiêu biểu Việt Nam”

Một số câu hỏi liên quan thường gặp

  • Như thế nào là ngân hàng lớn và uy tín?

Có nhiều yếu tố để đánh giá ngân hàng lớn và uy tín vì lựa chọn một ngân hàng để gửi tiền, vay tiền, sử dụng dịch vụ thanh toán là rất cần thiết. Chúng tôi đánh giá dựa vào vốn điều lệ của ngân hàng, các sản phẩm ngân hàng cung cấp và tiện ích, dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng.

  • Tôi nên chọn ngân hàng lớn để gửi tiền hay mở tài khoản không?

Chúng tôi không liên kết hay khuyến nghị bạn chọn ngân hàng nào cụ thể, nhưng bạn có thể dựa vào các mối quan hệ, dựa vào bài viết từ nhiều nguồn khác nhau, từ các phản hồi của khách hàng để chọn ngân hàng đồng hành. Và tất nhiên, là ngân hàng lớn, uy tín thì sẽ có sự đảm bảo về an toàn, bảo mật hơn cũng như tiện ích, dịch vụ đi kèm tốt hơn.

  • Có ngân hàng lớn nào mà vừa tiện nghi, vừa có ứng dụng nhanh, thuận tiện, phí rẻ không?

Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi đang sử dụng các ngân hàng như VCB, Techcombank, VPBank, MB, MSB, Agribank, ACB…các ngân hàng này đều có một số điểm nổi bật như miễn phí chuyển khoản, miễn phí thường niên năm đầu, miễn phí quản lý tài khoản…tùy vào từng ngân hàng và gói dịch vụ họ cung cấp cụ thể. Các nội dung này đang được Lượm Bạc Lẻ khai thác và chia sẻ đến bạn. Cùng chờ đón nhé.

Hi vọng với danh sách các ngân hàng lớn và tốt nhất Việt Nam này, bạn đã chọn cho mình được một hoặc nhiều địa chỉ tin cậy để gửi gắm tài sản tài chính và an tâm sử dụng các dịch vụ liên quan gồm: Các khoản vay, gửi tiền, chuyển tiền, dịch vụ tiện ích khác…

 

 

 

Hướng dẫn sử dụng